Nhiều người nghe đến nội soi thì đều sẽ nghĩ là đau và có phần sợ hãi, chính vì sợ hãi này mà nhiều người lại quên mất sự nguy hiểm của các bệnh lí về tai mũi họng, dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, bài viết này các sẽ biết được cụ thể hơn về vấn đề này.
- Khi nào nên nội soi tai mũi họng?
Nội soi tai mũi họng là chỉ định chẩn đoán cần thiết khi người bệnh gặp các triệu chứng sau:
+ Đau tai, ù tài, có cảm giác âm thanh lạ trong tai (ve kêu,…), giảm thính giác hoặc bị điếc đột ngột.
+ Nghẹt hay tắc mũi, khó thở bằng mũi, phải thở bằng miệng, mũi chảy nước xanh, bị nói giọng mũi.
+ Chảy máu mũi: nội soi mũi phát hiện nhanh chóng được tình trạng, điểm bị chảy máu, giúp bác sĩ thực hiện biện pháp cầm máu kịp thời, tránh hậu quả không đáng có.
+ Bị ho kéo dài, ho liên tục không khỏi.
+ Khô miệng, hơi thở cũng như khoang miệng có mùi hôi bất thường, nuốt nước bọt bị nghẹn.
+ Bị khản tiếng hay khàn tiếng kéo dài, hay bị hụt hơi khi nói.
+ Bị mắc vật lạ ở các vùng tai mũi họng (trường hợp hay gặp ở trẻ nhỏ).
+ Sụt cân đột ngột không rõ nguyên nhân.
+ Các trường hợp có hiện tượng bất thường ở các vùng tai mũi họng.
- Nội soi tai mũi họng có đau không?
Hầu hết các biện pháp nội soi được thực hiện tại những đơn vị uy tín đều không mang lại cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp người bệnh cảm thấy khó chịu thường do hốc mũi hẹp, họng có nhiều phản xạ…
Trước đây các máy nội soi tai mũi họng kiểu cũ thường có ống nội soi cứng, rất dễ gây cảm giác đâu rát, khó chịu khi đầu ống chạm vào các vùng niêm mạc mũi, họng. Vấn đề này đã được khắc phục với các máy nội soi tai mũi họng hiện nay. Các máy nội soi hiện nay được thay thế bằng ống nội soi mềm.
Nhiều người thắc mắc ống nội soi được dùng chung cho nhiều bệnh nhân, vậy nó có vi khuẩn không? Các bạn yên tâm rằng ống nội soi vô trùng, vì ống optic được rửa bằng nước sạch, ngâm vào dung dịch có tính sát khuẩn rất cao. Trước và sau nội soi các ống nội soi của máy luôn được vệ sinh một cách cẩn thận.
- Vậy nội soi bệnh nhân cần lưu ý gì?
Để phòng những kết quả xấu của việc nội soi tai mũi họng, người bệnh cần lưu ý:
+ Tuyệt đối nghe theo lời chỉ dẫn của bác sĩ.
+ Giữ tinh thần thoải mái, tập trung, ngồi yên, không cử động, không xoay người cũng như thay đổi vị trí cơ thể đột ngột.
+ Đối với trẻ nhỏ, cần phải có người nhà đi cùng, hạn chế tâm lí sợ hãi cho trẻ, trách việc sợ hãi gây tổn thương lúc nội soi. Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cần người thân bế trẻ lên ghế nội soi, với tư thế dựa lưng vào người thân, tay phải của người lớn đặt lên trán giữ đầu trẻ, tay trái ôm ngang bụng giữ chặt 2 tay trẻ và kẹp 2 chân bé vào 2 chân người lớn. Tư thế giúp trẻ khó cử động khi nội soi.
+ Đối với trẻ sơ sinh, việc nội soi cần cực kỳ hạn chế, không nội soi trong trường hợp không cần thiết. Nếu nội soi, phải nghe bác sĩ và nhân viên y tế hướng dẫn chi tiết cho người nhà.
+ Nên chọn những địa chỉ uy tín có trang thiết bị máy nội soi tai mũi họng đạt tiêu chuẩn.