Ngạt mũi
Nghẹt mũi là tình trạng tương đối phổ biến, nhất là khi trời lạnh, thay đổi thời tiết
Nguyên nhân
– Nguyên nhân chủ yếu là do sưng viêm trong lỗ mũi, đặc biệt là sưng nề các cuốn mũi làm cho lòng hốc mũi bị hẹp lại
– Do các khổi u hoặc dị vật trong mũi
– Do mũi có cấu trúc bất thường
Các cách trị ngạt mũi
Khi bị tắc mũi, ngạt mũi người bệnh phải thở qua miệng làm miệng khô rát, dẫn đến bị viêm họng, ho kéo dài, khó thở, không khí vào cơ thể không được lọc cũng là nguyên nhân dẫn đến các chứng bệnh khác. Đó là chưa kể có trường hợp người bệnh còn bị mất khả năng khứu giác hoàn toàn, không phân biêt được mùi.
Với những trường hợp ngạt mũi do viêm nhiễm cấp tính, có thể dùng một số lá xông chứa tinh dầu hoặc thuốc có tinh dầu để xông mũi trong 5-10 phút. Không nên dùng thuốc quá nóng hoặc nhỏ quá nhiều vì hơi thuốc sẽ bốc lên mạnh. Không dùng cách này cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi
Nếu nhỏ thuốc co mạch, không được dùng quá 10 ngày vì dễ gây viêm mũi do thuốc – một loạnh bệnh rất khó điều trị. Tốt nhất là nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị đúng đắn ngay từ đầu.
Nếu bị ngạt mũi trái hãy nằm nghiêng về phía bên phải và ngược lại. Dùng ngón trỏ bấm vào huyệt gọi là nghinh hương ở hai bên cánh mũi, vài ba phút sẽ thấy hiệu quả ngay
Dùng gừng tươi là một trong những biện pháp hiệu quả mà đơn giản nhất. Các nhà nghiên cứu thuộc trường đại học Columbia đã tìm thấy hợp chất làm giảm tình trạng nghẽn đường hô hấp. Thêm gừng vào súp, các món xào hoặc trà gừng.
Tắm nóng cũng là 1 cách hữu hiệu: khi thấy ngạt mũi nhiều, khó chịu nên tắm nước nóng. Hơi nước nóng giúp làm giảm triệu chứng này.
2. Viêm mũi dị ứng
Nguyên nhân
– Do tiếp xúc với dị nguyên
– Dị nguyên đường thở bụi nhà, lông súc vật, phấn hoa…
– Dị ứng nguyên thực phẩm: trứng, sữa, các loại hải sản (tôm, cua, sứa…)
– Dị nguyên là các loại thuốc: kháng sinh các loại
– Cơ địa dị ứng (Atopic)
– Gặp những bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản và chàm sơ sinh có đặc tính gia đình và sự di truyền
– Sự quá mẫn: của từng cơ thể cũng có vai trò cơ bản, trước cùng một dị nguyện có xảy ra hiện tượng dị ứng hay không và phản ứng mạnh hay nhẹ.
Triệu chứng
– Hắt hơi: Triệu chứng điển hình của viêm mũi dị ứng. Những cơn hắt hơi mang tính đột ngột, nhiều lần, hắt hơi liên tục, kèo dài nhiều phút và thường xuyên tái phát trong đợt dị ứng. Đây là phản ứng của cơ thể nhằm tống khứ một vật lạ, một chất nào đó khiến mũi khó chịu, cản trở hoạt động bình thường của mũi.
– Ngứa mũi: cơn ngứa mũi thường xuất hiện sớm, nhất là ở trẻ em. Đôi khi, người bệnh ngứa cả mũi, mắt, họng hoặc cả ngoài da vùng cổ, da ống tai ngoài.
– Chảy nước mũi: Chảy nước mũi thường đi kèm với hắt hơi hoặc sau hắt hơi. Người bệnh bị chảy cả 2 bên, nước màu trong suốt, không có mùi
– Tắc ngạt mũi: do chảy nước mũi nhiều và sự phù nề của niêm mạc làm cho ngạt mũi, có khi ngạt hoàn toàn cả hai bên mũi. Người bệnh phải thở bằng miệng và ở trẻ em có thể bị ngạt thở. Trường hợp nặng có thể bị mất mùi hoàn toàn.
– Đau: ngoài cảm giác đầy trong mũi, ngạt cứng trong mũi, vì thiếu thở nên người bệnh có cảm giác nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, giảm khả năng lao động chân tay, trí não. Một số trường hợp của đau ở vùng mũi, vùng xoang mặt và kèm theo cả rối loạn vận mạch vùng mặt.
– Chảy nước mắt, ngứa mắt, phù nề thâm quầng mí mắt: rong cơn dị ứng mũi thường kèm theo dị ứng vùng mắt, vùng họng
– Đau đầu, đau họng, rối loạn giấc ngủ
– Tình trạng niêm mạc: mầu sắc nhợt, phù nề
– Tình trạng cuốn mũi: có thể là thoái hóa, quá phát. Khả năng co hồi khi đặt thuốc co mạch, dịch mũi lúc đầu trong sau đục dần.
Phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng
Bên cạnh các biện pháp can thiệp từ bác sĩ, các bạn hoàn toàn có thể thử cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi – cách chữa dân gian hiệu quả và an toàn. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên allicin – có tác dụng tiêu diệt vi-rút gây bệnh, tinh dầu tỏi có nhiều chất glucogen, allin, fitonxit giúp sát trùng chống viêm nhiễm.
* Cách 1: Tỏi đã bóc đem thái nhỏ hoặc giã nát, cho vào chai ngâm với khoảng 1 lít rượu trắng, để chỗ thoáng mát trong 10 ngày và thỉnh thoảng lại lắc chai rượu, dần dần rượu sẽ chuyển từ màu trắng sang màu nghệ và uống được. Mỗi ngày được dùng 2 lần vào buổi sáng và tối với liều lượng khoảng 40 giọt (1 muốm cafe).
* Cách 2: Ép tỏi lấy dịch, 1 chút mật ong, pha theo tỷ lệ 1 phần dịch tỏi, 2 phần mật ong. Hòa đều vào nhau rồi thấm vào gòn (đừng nên thấm quá ướt) và nhét vào mũi mỗi ngày 3 lần
Hoặc có thể dùng tỏi giã ra rồi vắt lấy nước, trộn đều với dầu vừng nửa nọ, nửa kia. Dùng nước muối để vệ sinh mũi, lau sạch và dùng bông thấm thuốc này nhét vào mũi.
Bạn cũng có thể ăn tỏi tươi để chữa viêm mũi dị ứng. Nên dùng khoảng 2 tép tỏi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi và hắt hơi được cải thiện đáng kể. Giữ vệ sinh mũi, thường xuyên dùng nước ấm hoặc nước muối sinh lý để rửa mũi, tránh hít khói thuốc lá
Tránh các tác nhân gây kích thích và kiểm soát môi trường sống như là: phấn hoa, nấm mốc, chất gây dị ứng trong nhà: bụi. bọ ve,… dị ứng với lông vật nuôi nên tránh hoàn toàn là lựa chọn tốt nhất…, chất gây dị ứng nghề nghiệp, tránh tiếp xúc với khói, nước hoa, tránh stress, tránh các chất kích thích và giảm sử dụng thuốc aspirin
Cẩn thận khi thời tiết thay đổi, điều tiết độ ẩm và độ ẩm để phòng ngừa viêm đường hô hấp. Thay đổi nhanh chóng về nhiệt độ và ô nhiễm môi trường có thể gây nên không đặc hiệu ở bệnh nhân viêm mũi dị ứng
3. Viêm xoang
Nguyên nhân:
– Ứ đọng chất nhầy do cản trở luồng không khí vào khiến chất dịch thoát không kịp. lỗ thông xoang tắc nghẽn làm môi trường cho vi khuẩn, nấm phát triển trong các xoang
– Một chất nào đó, thường là hóa chất, thức ăn biến chất, làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng.
– Cơ thể đề kháng kém, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc đường hô hấp, gây rối loạn hệ thần kinh thực vật không đủ sức chống lại vi khuẩn. Bệnh nhân viêm xoang kèm theo viêm một số bộ phận khác
– Tuyến nhầy của viêm mạc xoang hoạt động quá nhiều
– Hệ thống lông chuyển, có chức năng vận chuyển các chất nhầy trong xoang ra ngoài hoạt động kém
– Do viêm mũi sau nhiễm siêu vi (cúm, bởi…) bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo vách ngăn. Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên.
– Sau chấn thương có tổn niêm mạc xoang
Triệu chứng
Đau nhức: Vùng bị nhức tùy theo xoang bị viêm:
– Xoang hàm: nhức vùng má
– Xoang trán: nhức giữa 2 lông mày, có giờ nhất định, thường là 10 giờ sáng.
– Xoang sàng trước: nhức giữa 2 mắt
– Xoang sàng sau, xoang bướm: nhức trong sâu, nhức vùng gáy.
Chảy dịch: Viêm xoang thường gây ra hiện tượng chảy dịch, tùy thuộc vào vị trí bị viêm mà dịch nhầy có thể chảy ra phía mũi hoặc xuống họng. Viêm xoang trước thì dịch chảy ra mũi trước. Viêm các xoang sau thì dịch chảy vào họng. Triệu chứng chảy dịch làm cho người bệnh có cảm giác luôn phải khụt khịt mũi hoặc cảm giác lờ đờ ở cổ họng luôn muốn khạc nhổ. Tùy theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh mới hay bị lâu năm, dịch nhầy sẽ có màu trắng đục, màu vàng nhạt hoặc màu xanh, có mùi hôi, khẳn.
Nghẹt mũi: Mũi có thể nghẹt 1 bên, có thể nghẹt cả 2 bên
Điếc mũi: Viêm xoang nặng, phù nề nhiều ngửi không biết mùi do mùi không len lẻn lên đến thaanfh kinh khứu giác
Phương pháp điều trị
Day huyệt, xông mũi chữa xoang
Cây cỏ chữa viêm xoang: một số các loại cỏ chữa bệnh xoang hiệu quả như kim ngân hoa, ké đầu ngựa, rau diếp cá,… Hoặc cũng có thể mua một ít lá xông trong đó có bạc hà về nấu, xông cả người hoặc múc ra một bát lớn nước xông tỏa hơi, hít hơi nóng bốc lên, đầu phủ một khăn tắm lớn
Trà thuốc trị viêm xoang: uống các loại trà thuốc như trà thanh nhiệt, trà bồi bổ theo tư vấn của bác sĩ. Khi có các triệu chứng ban đầu như hắt hơi, chảy nước mũi, cần đến ngay bệnh viện, không nên tự mua thuốc điều trị
Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối, tập thể dục thể thao đều đặn, đeo khẩu trang trước khi ra đường và làm công việc gặp nhiều bụi bặm. Phải giữ môi trường xung quanh luôn sạch sẽ, tránh tiếp xúc bụi khói, chất thải. Người bị viêm xoang mãn tính cũng không nên nuôi súc vật trong nhà. Đối với người mẫn cảm cần chú ý phòng tránh phấn hoa, nấm mốc, nước hoa, thức ăn lạ, nhiều gia vị, nhiệt độ thay đổi.
Khi ngứa mũi, muốn hắt hơi không nên cho tay vào ngoáy vì dễ mang vi trùng vào, khiến cho bệnh càng nghiêm trọng thêm. Nhớ chỉ xì mũi ra, không hít ngược như trẻ nhỏ thường làm. Không cố gắng xì mạnh vì sẽ đẩy chất viêm vào vòi nhĩ và tai.